Chào mừng đến với Lớp 11a1 của chúng tôi! Chúc bạn một ngày thật vui vẻ







Một sô phương pháp giải hình học không gian

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sat Nov 09, 2013 9:29 pm
Phuongyen_bff

Thành Viên- Phuongyen_bff
Danh Hiệu Cá Nhân
Tước hiệuTá điền

Tá điền
Hiện đang:
Tài năng của Phuongyen_bff Hiện đang:
Level: Tá điền
Danh vọng:%/%
Tài năng:27%/100%

Sinh nhật Sinh nhật : 15/04/1997
Tuổi : 27
Điểm : 40682
Cảm ơn : 1001
Một sô phương pháp giải hình học không gian Vide10
Bài gửiTiêu đề: Một sô phương pháp giải hình học không gian

»Tiêu đề: Một sô phương pháp giải hình học không gian

I. Đường thẳng và mặt phẳng .

1. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (cách 1)

Phương pháp :

- Tìm điểm chung của 2 mặt phẳng
- Đường thẳng qua hai điểm chung đó là giao tuyến của hai mặt phẳng

Chú ý : Để tìm điểm chung của hai mặt phẳng ta thường tìm hai đường thẳng đòng phẳng lần lượt nằm trong hai mặt phẳng đó . Giao điểm , nếu có của hai đường thẳng này chính là điểm chung của hai mặt phẳng .

2. Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng


Phương pháp :

Để tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P) , ta tìm trong (P) một đường thẳng c cắt A tại điểm A nào đó thì A là giao điểm của a và (P) .

Chú ý : Nếu c chưa có sẵn thì ta chọn một mặt phẳng (Q) qua a và lấy c là giao tuyến của (P) và (Q) .

3. Chứng minh 3 điểm thẳng hàng , chứng minh 3 đường thẳng đồng quy .

Phương pháp :

- Muốn chứng minh 3 điểm thẳng hàng ta chứng minh 3 điểm đó là các điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt.Khi đó chúng sẽ thẳng hàng trên giao tuyến của hai mặt phẳng đó .
- Muốn chúng minh 3 đường thẳng đồng quy ta chứng minh giao điểm của hai đường nàylà điểm chung của hai mặt phẳng mà giao tuyến là đường thẳng thứ ba .

4. Tìm tập hợp giao điểm của hai đường thẳng di động


Phương pháp :

M là giao điểm của hai đường thẳng di động d và d' . Tìm tập hợp các điểm M.

* Phần thuận : Tìm hai mặt phẳng cố định lần lượt chứa d và d'. M di đọng trên giao tuyến cố định của hai mặt phẳng đó .
* Giới hạn (nếu có)
* Phần đảo

Chú ý : nếu d di động nhưng luôn qua điểm cố định A và cắt đường thẳng cố định a không qua A thì d luôn nằm trong mặt phẳng cố định (A,a)

5. Thiết diện

Thiết diện của hình chóp và mặt phẳng (P) là đa giác giới hạn bởi các giao tuyến của (P) với các mặt hình chóp .

Phương pháp :

Xác định lần lượt các giao tuyến của (P) với các mặt của hình chóp theo các bước sau :

- Từ điểm chung có sẵn , xác định giao tuyến đầu tiên của (P) với một mặt của hình chóp (Có thể là mặt trung gian)
- Cho giao tuyến này cắt các cạnh của mặt đó của hình chóp ta sẽ được các điểm chung mới của (P) với các mặt khác . Từ đó xác định được các giao tuyến mới với các mặt này .
- Tiếp tục như thế cho tới khi các giao tuyến khép kín ta được thiết diện .

II.Đường thẳng // .
1. Chứng minh hai đường thẳng song song

Phương pháp :

Có thể dùng một trong các cách sau :

- Chứng minh hai đường thẳng đó đồng phẳng , rồi áp dụng phương pháp chứng minh song song rong hình học phẳng (như tính chất đường trung bình, định lý đảo của định lý Ta-lét ...)
- Chứng minh hai đường thẳng đó cùng song song song với đường thẳng thứ 3 .
- Áp dụng định lý về giao tuyến .

2 . Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (cách 2 / dạng 1)

Thiết diện qua một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước .

Phương pháp :

* Tìm một điểm chung của hai mặt phẳng
* Áp dụng định lý về giao tuyến để tìm phương của giao tuyến (tức chứng minh giao tuyến song song với một đường thẳng đã có)

Giao tuyến sẽd là đường thẳng qua điểm chung và song song với đường thẳng ấy .

Ghi chú : Ta có 2 cách để tìm giao tuyến :

Cách 1(2 điểm chung) và cách 2 (1 điểm chung + phương giao tuyến) ta thường sử dụng phối hợp 2 cách khi xác định thiết diện của hình chóp .

3 . Tính góc giữa hai đường thẳng a,b chéo nhau.

Phương pháp :

Tính góc :

Lấy điểm O nào đó .

Qua O dựng a' // a và b' // b

Góc nhọn hoặc góc vuông tạo bởi a',b' gọi là góc giữa a và b .

Tính góc : Sử dụng tỉ số lượng giác của góc trong tam giác vuông hoặc dùng định lý hàm số côsin trong tam giác 

thường .

III.Đường thẳng // với mặt phẳng .

1. Chứng minh đường thẳng d song song với mặt phẳng P

Phương pháp :

Ta chứng minh d không nằm trong (P) và song song với đường thẳng a chứa trong (P) .

Ghi chú : Nếu a không có sẵn trong hình thì ta chọn một mặt phẳng (Q) chứa d và lấy a là giao tuyến của (P) và (Q) .


2. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng(Cách 2 / dạng 2)

Thiết diện song song với một đườc thẳng cho trước

Phương pháp :

Nhắc lại một hệ quả : Nếu đường thẳng d song song với một mặt phẳng (P) thì bất kỳ mặt phẳng (Q) nào chứa d mà cắt (P) thì sẽ cắt (P) theo giao tuyến song song với d .

Từ đây xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng song song với một hoặc hai đường thẳng cho trước theo phương pháp đã biết .

Bạn thích bài viết "Một sô phương pháp giải hình học không gian" của Phuongyen_bff không?
Nếu bạn thích thì bấm . Còn không thích thì bấm

Vote: Đánh giá: 100%






Sat Nov 09, 2013 9:44 pm
Admin

Thành Viên- Admin
Danh Hiệu Cá Nhân
Tước hiệuAdmin

Admin
Hiện đang:
Tài năng của Admin Hiện đang:
Level: Admin
Danh vọng:%/%
Tài năng:27%/100%

Sinh nhật Sinh nhật : 20/01/1997
Tuổi : 27
Điểm : 51031
Cảm ơn : 1653
Một sô phương pháp giải hình học không gian Vide10
Bài gửiTiêu đề: Re: Một sô phương pháp giải hình học không gian
https://thpt-hhn.forumvi.com

Bạn thích bài viết "Một sô phương pháp giải hình học không gian" của Admin không?
Nếu bạn thích thì bấm . Còn không thích thì bấm







Sun Dec 01, 2013 6:21 pm

Thành Viên- vancongngoc
Danh Hiệu Cá Nhân
Tước hiệuTá điền

Tá điền
Hiện đang:
Tài năng của vancongngoc Hiện đang:
Level: Tá điền
Danh vọng:%/%
Tài năng:27%/100%

Sinh nhật Sinh nhật : 04/11/1996
Tuổi : 27
Điểm : 38590
Cảm ơn : 0
Một sô phương pháp giải hình học không gian Vide10
Bài gửiTiêu đề: Re: Một sô phương pháp giải hình học không gian

Bạn thích bài viết "Một sô phương pháp giải hình học không gian" của vancongngoc không?
Nếu bạn thích thì bấm . Còn không thích thì bấm








Thành Viên- Sponsored content
Danh Hiệu Cá Nhân
Tước hiệu

Hiện đang:
Tài năng của Sponsored content Hiện đang:
Level:
Danh vọng:%/%
Tài năng:%/100%

Một sô phương pháp giải hình học không gian Vide10
Bài gửiTiêu đề: Re: Một sô phương pháp giải hình học không gian

»Tiêu đề: Một sô phương pháp giải hình học không gian

Bạn thích bài viết "Một sô phương pháp giải hình học không gian" của Sponsored content không?
Nếu bạn thích thì bấm . Còn không thích thì bấm







Trang 1 trong tổng số 1 trang




Trả Lời Nhanh
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-
Đầu trang